16/09/2023 09:49:39
GIẢI PHÁP VỀ MÁY TUẦN TRA BẢO VỆ GS
- Kiểm soát được nhân viên của mình có đi tuần tra hay không ( đi qua các điểm được yêu cầu tuần tra)
- Thời gian đi qua các điểm đó
- Đánh giá nhân viên bảo vệ một cách chính xác, công bằng nhất.
- Là dữ liệu để chấm công, làm lương cho nhân viên
- Là dữ liệu để báo cáo lên các chủ đầu tư, cấp cao
- Các vấn đề an ninh khác như: Khi xáy ra trộm cắp tại khu vực phân công tuần tra, tranh chấp về lượng, điểm chuyên cần của nhân viên,….
GS6000C, GS6100CZ, GS7000K, GS6100CL, GS6000E,….
- Các điểm cần đi tuần tra an ninh sẽ phải gắn Nút tuần tra ( Chip tuần tra) tại vị trí đó. Có bao nhiêu điểm yêu cầu đi tuần tra qua thì gắn bấy nhiêu nút tuần tra.
- Đặt tên nút cho các điểm tuần tra ( ví dụ lấy code của một nút ra và gắn tên vị trí tuần tra trên phần mềm, tương tự làm với các nút tuần tra khác,…)
- Nhân viên bảo vệ sẽ cầm máy tuần tra đi qua các điểm cần đi tuần tra an ninh đó, chấm vào nút tuần tra. Sau đó tại thời điểm đấy, Máy tuần tra sẽ ghi nhận thời gian mà bảo vệ chấm máy tuần tra vào nút tuần tra ( tại điểm tuần tra đó).
- Khi cần báo cáo dữ liệu tuần tra, nhân viên bảo vệ mang máy tuần tra về máy tính ( máy tính mà đã cài đặt phần mềm ) để tải dữ liệu về, và kết xuất ra excel,…Chúng ta nên tải dữ liệu hang tuần, tháng, tránh trường hợp bị đầy dữ liệu tải sẽ chậm, hoặc máy có vấn đề khó tải dữ liệu, hoặc mất dữ liệu,…
- Tại bảng báo cáo chúng ta có thể check được nhân viên bảo vệ qua địa điểm cần đi tuần tra theo yêu cầu của quản lý lúc mấy giờ, có đi hay ko đi, có đi vào đúng ca yêu cầu hay đi ngoài ca được yêu cầu đi tuần.
Xem thêm tại link này
PHẦN I: CÀI ĐẶT PHẦN MỀM
B1: Đưa đĩa vào và chạy Drivier cho Win 7( nếu win xp thì ko cần chạy bước này)
B2: Chạy phần mềm
Nhấn Next, chờ quá trình cài đặt xong, chọn Exit, khởi động lại máy tính.
Mở chương trình phần mềm trên Desktop
Nhập Pass là 9999
Sau khi nhập xong thấy giao diện
Chọn loại kết nối cho máy tuần tra : GS 7000C Chọn loại GS-6000B-C
PHẦN II:CÀI ĐẶT
Bước 1: Tạo khu vực, mã nhân viên ( Tạo Line)
Ví dụ công ty có 2 cổng tạo 2 khu vực riêng( Line) cho dễ quản lý.
Vào Basic Setting( M) à Patrol Line (L)
Nhấn Add , 2 dòng UpLine và Line Code giữ nguyên, dòng Line Nam: ghi tên khu vực, hoặc tên mã nhân viên, Sau đó nhấn Save
Ví dụ: tòa nhà có nhiều tầng, tạo Line là các tầng cần đi tuần tra: Tầng 1, tầng 2,….
Tương tự muốn tạo các khu vực tiếp theo nhấn Add và thực hiện các thao tác tương tự sau đó Save, Tạo xong nhấn Exit để đóng lại
Bước 2: Khai báo các Nút ( Đặt tên nút)
Vào Basic Setting ( M) à Chọn Patrol Place(B) còn gọi là Buttons (B)
Nhấn Add à Phải kết nối máy tuần tra với máy tính qua usb
Check vào AutoRead, đợi 1 lúc sẽ có dòng Please connect and turn on InductionProbe xuát hiện
Đưa nút chấm công vào trước máy tuần tra, ( Máy tuần tra kết nối với máy tinhsÌ) và nhấn nút trên máy tuần tra, Sẽ thấy hiện thông báo “Take buttons Near to the Probe!”
Và máy chấm công sẽ tự động cập nhật mã số nút chấm công (ButtonID)
Dòng Place Name nhập tên nút ( Hay là các vị trí cần đi tuần tra) , sau dó ấn OK để lưu lại, Tiếp tục làm như vậy cho các nút khác.
Ví dụ: Trong các Tầng , cần đi tuần tra qua các địa điểm như khu vực khách hàng, khu vực thu ngân, tạo Place Name là: 1.T1.khách hàng (Tầng 1)
Trong đó 1 là vị trí thứ 1 cần đi qua, T1 là Tầng 1, Khách hàng là khu vực cần đi qua.
Với cơ quan có nhiều vị trí tuần tra, khu vực riêng cần tạo 1 file chú thích riêng.
Vị trí 1: là khu vực khách hàng (1.T1.khách hàng )
Vị trí 2: là khu vực thu ngân (2.T1.thu ngân)
Để khi thiếu giờ tuần trc của số 1 hay 2 , thì sẽ dễ dàng nhận biết được vị trí nào bị bỏ qua.
Sau khi đăng ký xong các nút nhấn cancel. Nếu muốn thay đổi tên các Nút nhấn Modify, Nhất Exit để đóng.
Bước 3: Add Nút cho nhân viên
Hay Đưa các Nút vào Line ( Các địa điểm , vị trí vào khu vực)
Vào Basicinformation(M) à BindPatrolLine Place(P)
Chọn nhân viên (BV01), sau đó chọn nút chấm công, chuyển qua hoặc chuyển ngược lại.
Bước 4: cài đặt lịch trình
Vào Basicinformation(M) à PatrolPlan (S)
Chọn Line muốn cài lịch trình , ví dụ BV01 sau đó nhấn Setting Plan
Begin time: ........................ giờ bắt đầu
End time: ........................... giờ kết thúc
Next day: ........................... nếu giờ bắt đầu đến giờ kết thúc qua 24h
Batch Set Regular Time: ... set lịch chấm bắt buộc
Patrol time: ........................ thời gian tuần tra
Rest time: ........................... thời gian nghỉ
Nếu chọn chức năng Batch Set Regular Time thì thời gian tuần tra + thời gian nghỉ sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi bằng tổng thời gian làm việc
VD: SET lịch trình tuân tra từ 6h=>18h, đi tuần 45p, nghỉ 15 phút
15p, và ca 18h=>6h tương tự
.
Begin time: ........................ 06:00
End time: ........................... 18:00
Next day: ........................... không check
Batch Set Regular Time: ... check
Patrol time: ........................ 45
Rest time: .......................... 15
Begin time: ........................ 18:00
End time: ........................... 06:00
Next day: ........................... check
Batch Set Regular Time: ... check
Patrol time: ........................ 45
Rest time: .......................... 15
Với phần mềm 3.6 Setting Plan ,chọn Set well regulate time period in batches
Recove data để chọn Thời gian tổng đi 1 vòng qua các vị trí, gồm thời gian tuần tra và nghỉ
PHẦN III: XEM DỮ LIỆU CHẤM CÔNG
Bước 1: Tải dữ liệu về máy tính
Nhấn Read Probe àKết nối máy tuần tra với máy tính à Đợi 1 lúc sẽ thấy thông báo “Please connect andturn on InductionProbe “hình bên dưới
Lúc này bấm nút tuần tra, máy tính sẽ tự động tải toàn bộ dữ liệu từ máy tuần tra về máy tính, nếu thời gian giữa máy tuần tra và máy tính không khớp nhau sẽ có thông báo đồng bộ thời gian
Nhấn OK nếu muốn set lại thời gian máy tuần tra bằng thời gian hiện tại của máy tính ( thời gian trên máy tính đảm bảo đúng thời gian hiện tại)
Sau đó sẽ có thông báo tải dữ liệu thành công “ Save data successful”
Lưu xong DATA , máy tuần tra tự động xóa dữ liệu chấm công
Bước 2: Hiệu Lực của dữ liệu theo cách set plan
Vào Query Stat (D) à Re-analyzeData(R) F9 à
Mặc định set dữ liệu trong 1 tháng, nếu thay đổi kích vào nút Exact Date
Chỗ Browse chọn LineNam cần SET, sau đó ấn OK, sẽ thấy ô RemainRecords chạy dữ liệu.
Chú ý: tại bước này, khi SET thời gian 01 tháng nào đó thì chỉ xem được tháng đó, set line name nào thì xem được Line Name đó, nếu muốn xem tháng khác, Line Name khác làm lại bước này tương tự đổi thời gian và đổi Line Name
Sau đó xem dữ liệu chấm công : Vào Query Stat (D) à PatrolGuardlnstanceQuery(Q) F6
Xem tất cả lịch trình ---- All
Xem lịch trình không chấm công ---- Not on Time
Xem lịch trình có chấm công ----On Time
Mục Date and Time : chọn thời gian muốn xem
Múc Line Place: chọn nhân viên muốn xem
(Chọn tháng, Line Name vùa SET ở bước 1)
Ấn Query để xem.
Xem số lần chấm công của từng nhân viên
Từng nút chấm công
Vào Query Stat (D) à F7
Exac Date: chọn xem từ From tới ngày To
Time: thời gian muốn xem
By Line: xem theo Nhân Viên
By Place: xem theo nút cham công
Sau đó nhấn Stat để xem kết quả
Xem toàn bộ thời gian chấm công
Vào Query Stat (D) à F8